Kinh nghiệm

Sơ đồ sân bay Tân Sơn Nhất ga nội địa và quốc tế MỚI và CHI TIẾT nhất

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất Việt Nam và là nơi đón hàng triệu du khách trong nước và nước ngoài mỗi ngày. Với diện tích sân bay khá lớn, việc di chuyển, tìm kiếm cổng an ninh và làm thủ tục bay đôi khi cũng là một vấn đề rắc rối. Vì vậy, trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn sơ đồ sân bay Tân Sơn Nhất bao gồm cả ga nội địa và quốc tế!

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có hai nhà ga chính: T1 (nhà ga quốc nội) và T2 (nhà ga quốc tế). Nhà ga T1 có 2 tầng trong khi nhà ga T2 có 4 tầng phục vụ hàng triệu hành khách quốc tế mỗi năm. Bạn có thể dễ dàng đi bộ từ nhà ga quốc tế đến nhà ga nội địa trong vòng chưa đầy 5 phút. Một số hãng hàng không hoặc đại lý du lịch cũng cung cấp dịch vụ đưa đón cho hành khách, khá tiện lợi. Dưới đây là bản đồ sân bay Tân Sơn Nhất mới và chi tiết nhất:

1. Sơ đồ ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất

T1 – nhà ga quốc nội: rất nhiều chuyến bay nội địa khởi hành và đến đây mỗi ngày. Bao gồm 2 tầng:

  • Tầng trệt: sảnh đến trong nước và khu vực lấy hành lý ký gửi
  • Tầng 1: sảnh đi trong nước

Sơ đồ ga đến quốc nội

Khu vực tầng trệt của sân bay Sài Gòn quốc nội chủ yếu là nơi để hành khách sau khi đáp đến Hồ Chí Minh lấy hành lý của mình. Sau khi đã kiểm tra hành lý đầy đủ, bạn có thể di chuyển đến sảnh đón khách đến để bắt taxi hoặc xe buýt.

Sơ đồ ga đi quốc nội

Nếu bạn gửi xe máy ở nhà xe Tân Sơn Nhất thì đường vào ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất khá dễ vì nó nằm kế bên chỗ gửi xe. Hoặc nếu bạn đi taxi/ xe buýt, bạn có thể yêu cầu xuống ngay ga đi để thuận tiện di chuyển hơn.

Ở khu vực phía bên trái của tầng trệt, bạn sẽ thấy một ghi chú là sảnh đi A. Đây là nơi bạn sẽ làm thủ tục check-in, mua vé máy bay, ký gửi hành lý và xếp hàng đi qua quầy kiểm tra an ninh.

Sau khi đã kiểm tra an ninh xong, bạn sẽ đi cầu thang cuốn để lên tầng 1, đây là khu vực bạn sẽ ngồi chờ đến giờ bay. Ngoài ra bên trong sân bay Tân Sơn Nhất cũng có khá nhiều quầy ăn uống, café ở khu vực tầng trệt và tầng 1. Tuy nhiên nếu bạn có nhu cầu rút tiền ở ATM, thì bạn nhớ rút trước khi vào khu vực làm thủ tục nhé. Vì trên tầng 1 của ga quốc nội không có các cây ATM đâu đó.

2. Sơ đồ ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất

T2 – nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất: nhà ga này được xây dựng với 4 tầng và mới hơn nhiều so với nhà ga quốc nội. Bốn tầng của nhà ga quốc tế luôn luôn tấp nhập suốt ngày và đêm.

  • Tầng trệt: sảnh đến đến quốc tế, quầy làm thủ tục, lấy hành lý và lối ra sân bay
  • Tầng 1: sảnh đến quốc tế, khu vực nhập cư, quầy visa
  • Tầng 2: sảnh đi quốc tế, check-in tại quầy
  • Tầng 3: quán cà phê, nhà hàng và giải trí

Sơ đồ ga đến quốc tế

Ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất là nơi bạn sẽ đáp máy bay xuống và làm thủ tục nhập cảnh, lấy hành lý và đi qua cổng hải quan. Trong trường hợp bạn là người Việt kiều, bạn có thể cần phải đến quầy cấp visa tại chỗ.

Nếu bạn chưa biết địa điểm cũng như cách đón người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất từ nước ngoài về thì khu vực sảnh A1 và A2 là nơi bạn sẽ chờ người thân của bạn đến. Lưu ý, nếu bạn đi xe máy đến thì bạn phải gửi xe bên bãi xe gần nhà ga quốc nội, sau đó đi bộ đến ga đến quốc tế. Còn nếu bạn đi xe ô tô thì bạn có thể chạy thẳng đến sảnh A1 và A2 luôn.

Trong trường hợp bạn không biết khi nào người thân sẽ hạ cánh, ở trước cổng ra A1 và A2 sẽ có bảng điện tử và bản đồ đường bay quốc tế. Bạn chỉ cần xem theo số hiệu máy bay là bạn sẽ biết mấy giờ người thân sẽ đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Sơ đồ ga đi quốc tế

Đối với những bạn chưa biết cách vào ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất cũng như làm thủ tục đi nước ngoài, mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết từng bước ở phần thông tin này.

Đầu tiên bạn sẽ đến tầng 2 của ga quốc tế và làm thủ tục check-in, gửi hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan trước khi di chuyển vào bên trong. Khu vực D1 và D2 trên lầu 2 cũng chính là nơi bạn sẽ đưa tiễn người thân/ bạn bè đi nước ngoài.  Thông thường hành khách đi hãng Vietnam Airlines sẽ đi vào cửa D1, trong khi hành khách đi hãng hàng không Jetstar và Vietjet sẽ đi vào cửa D2

Sau khi đã qua cửa hải quan, bạn sẽ di chuyển xuống tầng 1 hoặc tầng trệt theo cầu thang cuốn và đến cổng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ định của các hãng bay. Trước các cổng ra máy bay đều có khu vực ghế ngồi chờ, quầy café, ăn uống xung quanh. Lưu ý: nếu bạn có nhu cầu đổi ngoại tệ thì bạn nên đổi ở các quầy ngoại tệ gần khu vực quầy vé, trước khi vào cửa an ninh.

Khu vực tầng 3 là khu vực nhà hàng ăn uống, phòng chờ nghỉ ngơi dành cho hạng thương gia hoặc thẻ thành viên (bạn vẫn có thể vào phòng chờ nếu không có thẻ hay vé thương gia, tuy nhiên bạn sẽ mất phí)

Với bản đồ bên trong sân bay Tân Sơn Nhất này, nếu bạn vẫn còn lúng túng khi đến sân bay, bạn có thể hỏi các nhân viên tại khu vực sảnh, họ sẽ hướng dẫn bạn đến quầy thủ tục. Nếu bạn đi Vietnam Airlines, bạn có thể hỏi những nhân viên mặc trang phục màu xanh dương, đối với Jetstar thì nhân viên sẽ mặc trang phục cam và Vietjet là màu đỏ

3. Một số điều cần biết khi đến sân bay Tân Sơn Nhất

Cách di chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất

Ngoài việc nắm rõ sơ đồ sân bay, lựa chọn phương tiện đi đến và tìm đường đi vào sân bay Tân Sơn Nhất đôi khi cũng gây khó khăn cho những ai lần đầu đến đây. Dưới đây là một số phương tiện di chuyển bạn có thể lựa chọn:

Ứng dụng đặt xe/ taxi

Sử dụng điện thoại thông minh của bạn có kết nối Wifi/ 3G, bạn có thể đặt xe qua các ứng dụng Grab, GoViet, Be, v.v. Chi phí mà bạn phải trả sẽ hiển thị trước khi bạn xác nhận, thường từ 110.000 – 250.000 đồng tùy thuộc vào nhu cầu giao thông.

Hoặc bạn cũng có thể chọn đi taxi từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và sẽ mất khoảng 200.000 đồng cho khoảng cách từ quận 1 đến sân bay. Bạn có thể yêu cầu tài xế đưa bạn đến cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất ga nội địa hoặc quốc tế để tránh bị đi lạc.

Xe máy/ xe ô tô

Nếu bạn thích tự túc di chuyển, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là bạn phải biết sân bay Tân Sơn Nhất ở đâu và đường đi sân bay Tân Sơn Nhất như thế nào. Có 2 tuyến đường chính đến sân bay là qua nút giao Trường Sơn dành cho những ai ở khu vực trung tâm thành phố và vòng xoay Nguyễn Thái Sơn – Nguyễn Kiệm dành cho những ai sống ở Thủ Đức, Gò Vấp, Phú Nhuận.

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất, nhanh hơn và thuận tiện hơn. Bạn có thể gửi xe máy của mình tại sân bay, mặc dù nhà xe để bảng không gửi xe qua đêm, nhưng bạn vẫn có thể chạy xe vào và gửi bình thường. Tuy nhiên thường thì phí gửi xe máy qua đêm tại sân bay khá mắc và nếu có vấn đề gì với xe của bạn, nhân viên nhà xe sẽ không giải quyết.

Hoặc nếu thích bạn cũng có thể lái xe ô tô để đên sân bay, tuy nhiên nếu bạn đi du lịch nhiều ngày thì việc gửi xe tại bãi giữ xe sân bay Tân Sơn Nhất có thể khá tốn kém. Bạn có thể gửi xe máy/ ô tô tại các tòa nhà gần sân bay như Parkson, Airpot Plaza, v.v. bởi chi phí gửi xe ở đây rẻ hơn rất nhiều.

Xe buýt

Đây là một lựa chọn kinh tế nhất và hầu hết các tuyến xe đi sân bay Tân Sơn Nhất đều đưa bạn thẳng đến ga quốc nội hoặc quốc tế. Dưới đây là một số lựa chọn xe buýt di chuyển từ trung tâm thành phố đến sân bay:

+ Xe buýt số 152:

Giá vé: 5.000 đồng

Tần suất: 12 – 18 phút/ chuyến

Tuyến đường: nhà ga T2 – nhà ga T1 – Trường Sơn – Trần Quốc Hoàn – Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kì Khởi Nghĩa – Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng Tám – Lê Lai – Bến Thành – Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ – 9A – Khu dân cư Trung Sơn và ngược lại

+ Xe buýt số 109:

Giá vé: 12.000 – 20.000 đồng

Tần suất: 15 – 30 phút/ chuyến

Tuyến: nhà ga T2 – nhà ga T1 – Trường Sơn – Trần Quốc Hoàn – Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kì Khởi Nghĩa – Hàm Nghi – Công Trường Quách Thị Trang – Phạm Ngũ Lão – Công viên 23/9 và ngược lại

+ Xe buýt số 119:

Giá vé: 12.000 – 20.000 đồng

Tần suất: 15 – 30 phút/ chuyến

Tuyến: nhà ga T2 – nhà ga T1 – Trường Sơn – Trần Quốc Hoàn – Lăng Cha Cả – Hoàng Văn Thụ – Xuân Diệu – Xuân Hồng – Trường Chinh – Lý Thường Kiệt – Bắc Hải – Thành Thái – Nguyễn Trị Phương – Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Thị Nhỏ – Hồng Bằng – Kinh Dương Vương – bến xe miền Tây và ngược lại

+ Xe buýt số 49:

Giá vé: 40.000 đồng

Tần suất: 20 – 30 phút/ chuyến

Tuyến: cột 12 tại nhà ga T2 – cột 18 tại nhà ga T1 – Trường Sơn – Trần Quốc Hoàn – Hoàng Văn Thụ – – Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kì Khởi Nghĩa – Lê Duẩn – Công Xã Paris – Đồng Khởi – Đông Du – Hai Bà Trưng – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Bến Thành – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Trãi – Lê Lai – Nguyễn Thị Nghĩa – Cách Mạng Tháng Tám – Điện Biên Phủ – Nam Kì Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi – Phan Đình Giáp – Trường Sơn – Nhà ga T2

Ăn gì gần sân bay Tân Sơn Nhất?

Bên ngoài sân bay bạn cũng sẽ tìm thấy một cửa hàng thức ăn nhanh Burger King ở ga đi quốc tế hoặc Mc Donald’s ngay khu vực ga quốc nội nếu bạn đang muốn ăn một ít trước một chuyến bay dài. Hoặc nếu bạn muốn tỉnh táo, có một vài quán cà phê như Highlands, Starbucks ở trong khu vực ga quốc nội

Nếu bạn đi về phía bãi đậu xe, bạn sẽ tìm thấy một khu ẩm thực lớn bao gồm thức ăn nhanh, món ăn truyền thống Việt Nam, đồ nướng, lẩu băng chuyền, v.v. Trong số rất nhiều sự lựa chọn ở đó, mình khuyên bạn nên chọn Phố Ngon 37 để thưởng thực hương vị đích thực của ẩm thực Việt Nam. Tại nhà hàng này, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp với thực đơn bao gồm rất nhiều món ăn từ Bắc đến Nam. Đừng chần chừ mà hãy dành thời gian của bạn để thưởng thức một bữa ăn ngon trong bầu không khí cổ điển của nhà hàng trước khi bạn bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình.

Đổi tiền ở sân bay Tân Sơn Nhất

Các ngân hàng và quầy trao đổi tiền tệ trong sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp tỷ giá hối đoái tốt, mặc dù bạn có thể thấy tỷ giá sẽ thấp hơn một chút trong các cửa hàng trang sức vàng bạc. Bạn có thể tìm thấy các sàn giao dịch tiền tệ ở cả sảnh khởi hành và sảnh đến của nhà ga quốc tế. Khu vực ngân hàng nằm đối diện cổng D2 của nhà ga quốc nội.

ATM tại sân bay Tân Sơn Nhất được vận hành bởi nhiều ngân hàng khác nhau như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ANZ, CitiBank, Shinhan Bank, v.v. Tại nhà ga quốc tế, có 5 máy đặt gần cột 14 và cột 3. Trong nhà quốc nội địa có 6 máy ở lối vào D2.

Một số dịch vụ khác tại sân bay Tân Sơn Nhất

Bạn có thể sử dụng một loạt các dịch vụ trong sơ đồ nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất để đảm bảo trải nghiệm chuyến bay của bạn sẽ thoải mái hơn.

Internet (miễn phí)

Bạn có thể truy cập vào Wi-Fi “FreeWifi TanSonNhat Airport” hoặc “TSN Free Wifi Express” tại các nhà ga quốc nội và quốc tế, tuy nhiên, đôi khi hệ thống Wifi bị ngắt kết nối. Bạn sẽ cần mở trình duyệt để đăng nhập, đây chỉ là màn hình đăng nhập và bạn không cần mật khẩu để kết nối.

Quầy thông tin

Nếu bản đồ sân bay Việt Nam chưa đủ những thông tin bạn cần, thì nàn thông tin sân bay cung cấp tất cả thông tin hàng không bạn muốn biết trước khi lên máy bay. Nếu bạn cần hỗ trợ ngay lập tức, bạn có thể liên hệ với nhân viên tại quầy đối diện cổng C, D tại nhà ga T1, và ở sảnh đến, quầy đối diện cổng C, cổng D và sảnh chờ của nhà ga T2.

Phòng chờ sân bay

Khu vực phòng chờ của sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu là dành cho khách hạng thương gia hoặc có thẻ thành viên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể trả phí để vào phòng chờ và có nhiều hơn một phòng chờ cho bạn lựa chọn. Tất cả đều có máy điều hòa không khí, thực phẩm và đồ uống, cơ sở vật chất dành cho hội nghị, màn hình thông tin chuyến bay, báo, truyền hình và Wi-Fi. Thông thường giá vào phòng chờ là từ 500,000 VND/ người trong 3 giờ cho một lượt và các gói thành viên khác nhau. Apricot Lounge và Lotus Lounge trong nhà ga quốc tế còn có cả vòi hoa sen hiện đại.

Nơi giữ hành lý

Bạn có thể yêu cầu nhân viên sân bay giữ hành lý trong khi bạn di chuyển xung quanh. Liên hệ với quầy tại cột 13, 14 tầng trệt của nhà ga T2, mở cửa 7h sáng – 11h tối.

Đóng gói hành lý

Để bảo vệ hành lý của bạn, bạn có thể sử dụng dịch vụ này tại khu vực D2, A, B và gần thang máy của nhà ga T1 và cổng D1, D2 của cuối sảnh T2. Giá dao động từ 80.000 – 100.000 VND tùy theo kích cỡ hành lý.

Phòng hút thuốc

Ở những khu vực công cộng, hút thuốc sẽ bị cấm. Bạn có thể sử dụng phòng hút thuốc đối diện cổng 14 trong sảnh khởi hành tại nhà ga quốc nội hoặc đối diện cổng khởi hành 15 – 18 của khu vực ga quốc tế.

Tắm và spa

Bên cạnh vòi hoa sen được phục vụ đầy đủ của phòng lounge, bạn có thể tìm thấy vòi hoa sen sân bay miễn phí đối diện cổng 25 trong nhà ga quốc tế. Dịch vụ massage nằm đối diện cổng 10 của nhà ga nội địa và gần cổng 6-9 của nhà ga quốc tế.

Khu vực nghỉ ngơi

Đối với những aiđang chờ lên máy bay, bạn có thể thư giãn tại khu vực relaxing zone gần cổng 6-9 trên tầng 2 của ga quốc tế. Giá là 5 USD cho một giờ với nước ngọt miễn phí. Một khu vực khác là khu  vực sleeping zone gần cổng 21- 24 trên tầng 2. Giá là 7 USD cho một giờ cho một buồng ngủ riêng biệt được trang bị sẵn gối, đồ uống, khăn, đèn, ổ cắm điện, v.v. Ngoài ra bạn sẽ thấy những chiếc ghế dài ở khu vực xung quanh sleep zone, bạn có thể ngã lưng tại những chiếc ghế này mà không bị tốn phí.

Khu giải trí cho trẻ em (miễn phí)

Khu giải trí cho trẻ em được thiết lập gần cổng 21 – 22 ga khởi hành nhà ga T2. Dịch vụ này miễn phí cho trẻ em và gia đình. Diện tích bao gồm 40m2 và cung cấp một mặt đất mềm an toàn,còn có cả một số đồ chơi LEGO, cầu tuột, đất sét, v.v.

Nước uống (miễn phí)

Bạn có thể tìm thấy nước uống miễn phí gần cổng 5, 10 và 16 trong sảnh khởi hành của sân bay quốc nội, cổng 15, 16 và 18 trong sảnh khởi hành của sân bay quốc tế, cổng 1 và 6 tại sảnh đến

Sạc di động (miễn phí)

Nếu bạn để bộ sạc trong hành lý ký gửi, đừng lo lắng vì có các khu vực sạc điện thoại di động miễn phí gần ki-ốt check-in của nhà ga nội địa và đối diện các cổng: 10 – 11, 11 – 12, 16 – 17.

Trên đây là những thông tin chi tiết về sơ đồ sân bay Tân Sơn Nhất. Hi vọng với bản đồ trong sân bay Tân Sơn Nhất này bạn sẽ không còn bỡ ngỡ và lúng túng, làm ảnh hưởng đến chuyến bay sắp tới!

Xem thêm >> TỔNG HỢP các sân bay ở Việt Nam nội địa & quốc tế đầy đủ nhất

Mình là Nguyễn Hà Như 1997, blogger du lịch và bán vali du lịch tại wolverineair.com . Blog của mình chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch cũng như kinh nghiệm chọn, mua bán, cách dùng vali kéo du lịch. Hãy vô blog của mình để tham khảo và chia sẻ giúp mình nhé. Và đừng quên mua ủng hộ mình một vài chiếc vali nha

Comments are closed.