Blog du lịch Miền Trung Việt Nam

Kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành Huế 2019 từ A-Z

Đến với xứ Huế mộng mơ mà không ghé thăm Tử Cấm Thành thì thật là một thiếu sót lớn. Bởi đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế được rất nhiều người biết tới. Dưới đây là kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành Huế 2019 từ A-Z để bạn có thể tham khảo và lên lịch trình chuyến đi cho mình được hợp lý hơn.

1. Giới thiệu về Tử Cấm Thành Huế

tử cấm thành huế

Đây là một quần thể di tích được đánh giá là nổi tiếng nhất tại Huế. Nơi đây trước kia là nơi ở và sinh hoạt của vua và hoàng thất thuộc triều đại Nguyễn. Vị trí của Tử Cấm Thành nằm ngay phía sau lưng của điện Thái Hòa.

Công trình này đã được xây dựng vào năm 1804 là năm Gia Long thứ 3. Trước đây có tên gọi là Cung thành, và được xây dựng thêm. Sau đó đến năm 1822, khu vực này được đổi tên là Tử Cấm Thành.  Tên gọi này mang 1 ý nghĩa rất đặc biệt đó là thành cấm màu tía  ý nói là nơi ở của trời và con trời ở đây tức là vua.

tử cấm thành huế

Cấm thành là nơi cấm dân thường lui tới bởi đây chỉ là nơi dành riêng cho vua chúa và hoàng thất ở. Khu vực này có tới 50 công trình kiến trúc để bạn khám phá. Do đó, khi đi tham quan Tử Cấm Thành Huế bạn sẽ có rất nhiều chỗ để tới khám phá và trải nghiệm.

Tuy nhiên, số công trình này đã có sự thay đổi bởi theo thời gian nơi đây đã có sự biến động rất nhiều. Đó cũng chính là lý do khiến cho khu vực Tử Cấm Thành ngày cũng có nhiều sự thay đổi theo thời gian.

2. Tham quan Tử Cấm Thành Huế 

tử cấm thành huế

Điểm nổi bật nhất của địa điểm du lịch Huế này đó là chính là nét đẹp kiến trúc. Nơi đây có không gian kiến trúc rất đẹp và lôi cuốn. Đặc biệt khu vực hoàng thành và khu vực Tử Cấm Thành đều có thiết kế liên quan đến nhau. Cách phân bố các công trình đều có sự chủ đích và tính toán hợp lý. Do đó, vị trí của các công trình này đều được thiết kế dựa theo chức năng. Do đó, tất cả các công trình kiến trúc tại đây đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

tử cấm thành huế

Mặc dù Tử Cấm Thành nằm ở vị trí trong lòng của khu Hoàng thành nhưng cả 2 vị trí này đều có sự hòa hợp về mặt kiến trúc. Do đó, nó đã tạo nên một hệ thống cung điện nguy nga và tráng lệ mà hiện nay người ta thường gọi là Đại Nội hay Hoàng cung đều rất phù hợp.

Nếu xét về phương diện bình diện thì khu vực Tử Cấm Thành Huế được thiết kế dạng hình chữ nhật với các cạnh là 324*290,.68m. Chu vì của khu này là 1.299,36m. Độ cao của thành là 3,72m. Độ dày là 0.72m. Đặc biệt, toàn bộ công trình đều được làm bằng chất liệu gạch vồ. Đây là loại vật liệu thời xưa được đánh giá cao bởi độ chắc chắn và bền đẹp.

tử cấm thành huế

Xét về mặt kiến trúc thì nơi đây được chia làm các khu chính sau:

+ Phần bố cục mặt bằng của Tử Cấm Thành được gây dựng theo lối kiến trúc được nhận xét là chặt chẽ và có sự cân đối, hài hòa giữa các công trình kiến trúc với nhau. Mọi công trình đều được đặt ở những vị trí có sự cân đối theo từng cặp.

Tính theo trục đường chính sẽ là từ khu vực Ngọ Môn tới khu lầu Tứ Phương Vô sự. Ngoài ra, các vị trí khác như các khu vực tiền, hậu, thượng hay các khu tả, hữu luôn có sự đồng điệu, nhất quán. Theo quan niệm của người xưa thì tả văn hữu võ  hay tả nam hữu nữ. Ngoài ra, còn có tả chiêu hữu mục. Các con số thường được sử dụng tại đây sẽ là con số 9 và số 5. Bởi 2 con số này theo dịch lý đánh giá thì là các con số tượng trưng cho mạng thiên tử.

tử cấm thành huế

+ Phần bố cục được thiết kế rất sắc sảo và nó luôn biểu tượng cho việc thể hiện tư tưởng độc tôn quân quyền của vua chúa. Có thể nói Tử Cấm Thành Huế là nơi  được nhận xét là tiểu vũ trụ của khu hoàng cung nguy nga nay. Tại đây có đầy đủ các tiện nghi cần thiết để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của vua chúa và hoàng thất.

Chỗ ăn ở, làm việc hay chỗ nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí đều được trang bị đầy đủ.

+ Tử Cấm Thành có tới 7 cửa theo các hướng bắc, nam, đông, tây. Nếu là hướng nam sẽ là cửa Đại cung hay còn gọi là Đại Cung môn. Kết cấu của cửa này đều làm bằng gỗ và có sử dụng ngói lợp hoàng lưu ly. Phía đông là cửa Hưng Khánh và Đông An sau là cửa Duyệt Thị, cửa Cấm Uyển. Phía Tây là hướng cửa Gia Tường và Tây An. Phía Bắc là hướng cửa Tường Loan và Nghi Phụng.

tử cấm thành huế

Khu vực bên trong của Tử Cấm Thành có tới 10 công trình được thiết kế với nhiều quy mô khác nhau. Tùy theo từng khu vực sẽ có sự phân chia khác nhau. Cửa chính của khu vực này đó là Đại Cung môn và nó được xây dựng vào năm 1833. Sau đó là đến một khoảng sân rộng lớn. Tiếp nối sẽ là khu Cần Chánh. Đây là nơi được thiết kế để làm chỗ làm việc cho vua chua và nơi các quần thần dự buổi thiết triều.

Điện Cần Chánh có cách thiết kế, trang trí và sắp đặt giống y hệt như khu điện Thái Hòa. Phần gian giữa sẽ được dùng để đặt vị trí của ngai vua. Hai bên tả hữu dùng để treo các bản đồ của các thành trì khác nhau. Khu vực bên tả Vũ và bên Hữu Vũ của tòa chánh điện này là nơi các quan chờ và chỉnh đốn lại trang phục trước khi vào điện thiết triều. Nằm ở phá Bắc của khu Tả Từ Vu này là viện Cơ Mật. Nằm ở phía Nam là phòng Nội Các. Đây là nơi chứa các phiến tấu, tấu chương của các Bộ trình lên sau đó mới trình lên vua ngự lãm.

tử cấm thành huế

Nằm ở phía sau của khu điện Cần Chánh là khu vực Nội Đình. Đây là nơi ăn ở và sinh hoạt của vua chúa và những người trong hoàng thất. Khu vực vua ở là khu điện Càn Thành. Khu vực dành cho vua ở được thiết kế với sân phía trước rất rộng và còn có cao sen. Đặc biệt bức bình phong là nơi chắn giữa 2 khu vực Càn Thành và Cần Chánh cũng được thiết kế rất hợp lý. Tuy vậy đến nay điện Càn Thành chỉ còn là phế tích từ những năm 1945.

+ Khu Khôn Thái. Đây là khu cung điện nằm ở khu vực phía Bắc của điện Càn Thành. Nơi đây có các điện Khôn Thái, Trinh Minh… Các khu vực này là nơi ở và sinh hoạt của Hoàng Qúy Phi và các phi tần khác. Nơi đây vào thời triều đại Gia Long còn có tên gọi khác là cung Khôn Đức sau đổi là Khôn Thái.

+ Tiếp nối cung Khôn Thái là khu vực lầu Kiến Trung hay còn gọi là lầu Minh Viễn. Tòa lầu này được xây dựng vào những năm 1827 và được xây dựng thành 3 tầng cao 10.8m. Phần ngói lợp sử dụng ngói hoàng lưu ly. Phần trên lầu có đặt kính viễn vọng. Bởi thế khu vực Tử Cấm Thành Huế này là nơi vua đứng quan sát quang cảnh từ xa. Năm 1913, vua Duy Tân đã cho xây lại và đặt tên là lầu Du Cửu.

tử cấm thành huế

Bên trên là những công trình kiến trúc chính của khu vực Tử Cấm Thành. Ngoài các công trình bên trên thì khu vực này còn có thêm những cung điện và lầu tạ khác. Các khu vực này nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn uống, giải trí và nghỉ ngơi của vua chúa và hoàng thất.

Ngoài ra, Tử Cấm Thành Huế còn có một số nơi thờ tự tâm linh nổi tiếng như chùa thờ Phật, Quan Công hay khu miếu thờ trời..

Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về địa điểm tham quan Tử Cấm Thành Huế để khi tới đây khám phá sẽ có nhiều điều để tìm hiểu hơn.

Xem thêm:  Lịch trình & Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc 2019 trọn vẹn trong 2 ngày

Đỗ Trần Hà My, sinh ra và lớn lên tại Huế, từng làm hướng dẫn viên du lịch chuyên tour Hà Nội, Sài Gòn đi Huế. Hiện mình đã nghỉ và làm viết bài cho Wolverineair. Hãy đọc và chia sẻ những bài viết về kinh nghiệm du lịch Huế cho Hà My nhé.

Comments are closed.