Không chỉ là một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng mà bảo tàng Cổ vật Cung đình còn là nơi lưu giữ những hiện vật có ý nghĩa trong lịch sử của cố đô Huế nói riêng và toàn Việt Nam nói chung. Nếu như bạn còn đang băn khoăn không biết bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có gì thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm mà chúng mình gợi ý dưới đây nhé! 

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có gì?

Bảo tàng Cổ vật Cung đình được thành lập vào năm 1923 và đây chính là bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày những cổ vật từ thời xa xưa, đặc biệt là những cổ vật có trong cung đình Huế như trang phục cung đình, đồ pháp lam, ấn triện, nhạc khí dùng trong các buổi tế lễ dưới triều nhà Nguyễn. Không những vậy, tại bảo tàng này còn có là nơi lưu các tác phẩm điêu khắc thời Champa. Không chỉ là nơi lưu giữ những cổ vật mà bảo tàng Cổ Vật này còn gây ấn tượng với du khách nhờ công trình kiến trúc đẹp mắt được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993.

Đặt chân tới địa điểm du lịch Huế này bạn sẽ được tìm hiểu cũng như chiêm ngưỡng những cổ vật có giá trị. Trong bài viết này chúng mình sẽ đưa bạn đến những món kỉ vật vô giá tại bảo tàng. Đừng bỏ qua nhé!

Ngai vàng trong điện Thái Hòa 

Ngai vàng trong điện Thái Hòa là chiếc ngai vàng duy nhất còn sót lại tại Việt Nam. Chiếc ngai được đặt ngay chính giữa trong điện Long An, Đại Nội Huế. Mặc dù không rõ thời gian và ai là người làm ra chiếc ngai vàng này tuy nhiên theo như sử sách thì từ thời vua Đồng Khánh đã có chiếc ngai này.

Cửu vị thần công 

Cửu vị thần công là 9 khẩu súng có tên gọi ý nghĩa là Xuân, Hạ, Thu, Đông, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được đặt ở hai bên đường đi vào bên trong Hoàng thành Huế. Cùng với ngai vàng thì cửu vị thần công là những bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Khác với những khẩu súng thông thường, cửu vị thần công tại đây được trạm trổ hoa văn điêu khắc vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Cửu vị thần công từ thời xa xưa đã thường được những vị vua làm lễ cúng tế “thần súng”. Cho đến nay phong tục đó vẫn được lưu giữ và thường tổ chức vào các ngày lễ Festival Huế.

Cửu đỉnh

Không chỉ sở hữu cho mình 9 khẩu súng có ý nghĩa mà tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn có cửu đỉnh – 9 đỉnh đồng được làm từ thời vua Minh Mạng với ý nghĩa mang đến sự thành công cho triều đại vương triều nhà Nguyễn.

Các đỉnh đồng này đều được làm từ những nguyên liệu đặc biệt, bên ngoài được trạm trổ hoa văn điêu khắc với những hình ảnh trong thiên nhiên, vũ trụ, đất nước hay những địa danh, phong tục văn hóa lâu đời…. Mỗi đỉnh tại đây được làm gồm 2 quai và kiềng ba chân với ý nghĩa chỉ sự bền vững, lâu dài.

Bên cạnh bảo tàng Cổ vật Cung đình, bạn cũng có thể tìm hiểu và tham quan những công trình kiến trúc đặc sắc khác bên trong kinh thành cố đô xưa như quảng trường Ngọ Môn Huế hay Tử Cấm Thành Huế

Áo tế Trời của các vị vua Nguyễn 

Một trong những báu vật vô cùng ý nghĩa còn lưu giữ trọn vẹn tại bảo tàng Cổ vật Cung đình này chính là chiếc áo tế trời được các vị vua triều Nguyễn mặc ở đàn Nam Giao. Lễ tế Trời này là một trong những lễ tế quan trọng hàng đầu trong nhiều trại vua Nguyễn chính vì vậy mà chiếc áo mà vị vua mặc sẽ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt giúp kết nối với trời đất, cầu những điều an lành tốt đẹp nhất cho nhân dân.

Hiện nay, chiếc áo tế Trời này được bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế lưu giữ đặc biệt trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm phù hợp giúp cho sợi vải không bị hỏng và vẫn giữ nguyên được như thuở ban đầu. Tuy nhiên, chiếc áo này thường được bảo quản ở một nơi riêng, chỉ khi nào diễn ra những sự kiện trọng đại thì mới đem trưng bày do đó không phải lúc nào bạn cũng được chiêm ngưỡng chiếc áo này đâu nhé!

Ngoài những bảo vật quốc gia mà bài viết vừa nói đến ở trên thì ở trong bảo tàng Cổ vật Cung đình này còn sở hữu cho mình vô vàn những cổ vật khác cho du khách chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu như quả cầu chạm lọng hình cửu long được đặt ở gian giữa trong điện, bức phù điêu bằng đá chạm phong cảnh của vua Minh Mạng được đặt cùng với những chậy cây cành vàng lá ngọc, kiệu rước Vua, chuông đồng nhạc khí khi làm lễ tế đàn Nam Giao hay hơn 100 áo bào, bộ y phục của vua, hoàng tử, hoàng hậu, công chúa cũng như các bộ sưu tập đồ bạc của những vị vua dưới thời nhà Nguyễn.

Kinh nghiệm đi bảo tàng cổ vật cung đình Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình ở đâu? Giá vé vào bảo tàng Cổ Vật

Bảo tàng Cổ vật Cung đình nằm ở số 3 đường Lê Trực, trong Kinh thành Huế, trung tâm TP Huế. Vì là một địa điểm tham quan nổi tiếng và có ý nghĩa đối với lịch sử và văn hóa của người dân vùng đất cố đô cũng như toàn thể Việt Nam chính vì vậy mà khi ghé tới đây tham quan bạn sẽ phải mua vé vào cổng.

Giá vé tham quan Hoàng Cung Huế (bao gồm Đại Nội Huế và bảo tàng Cổ vật Cung đình) là 150.000đ/người (giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo từng thời điểm).

Các địa điểm tham quan trong bảo tàng

Sở hữu cho mình diện tích rộng lớn lên đến 6.330m2 và được chia thành nhiều khu vực khác nhau, để thuận tiện hơn trong việc tham quan, dưới đây chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn các địa điểm tham quan bên trong bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế:

Điện Long An 

Điện Long An là tòa nhà chính diện được xây dựng từ năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị, đây không chỉ là một nơi trưng bày những cổ vật quý giá và có ý nghĩa mà ngay chính nét kiến trúc tuyệt mỹ tại đây cũng chính là một hiện vật vô giá tại bảo tàng này. Điện Long An được thiết kế và xây dựng toàn bộ bằng gỗ lim với 128 chiếc cột gỗ được chạm khắc tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa của cố đô xưa.

Điện Long An được thiết kế có hình chữ nhật với chiều dài gần 36 mét và diện tích phần mái rộng lên đến 1750 m2. Phía nhà trước của điện gồm 7 gian, nhà sau 5 gian. So với các công trình kiến trúc trong Đại Nội Huế thì điểm khác biệt ở điện Long An chính là những cột gỗ hay những vật dụng bằng gỗ tại đây thường không được sơn son thếp vàng mà thay vào đó là để mộc trơn sau đó chạm trổ điêu nghệ với những họa tiết tinh xảo.

Không những vậy, bên trong bảo tàng này còn được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ như nhưng món đồ nội ngoại thất để trang trí, tất cả đều toát lên một vẻ hoành tráng, mỹ lệ. Ngay chính giữa điện Long An du khách sẽ bắt gặp ngai vàng duy nhất còn sót lại cho đến nay được đặt ở một vị trí nguy nga. Ngoài ra, bên trong điện này còn là nơi trưng bày rất nhiều cổ vật khác nhau cho du khách tham quan như kiệu vua, long sàn, ngự y, áo hoàng thái hậu, hài hoàng hậu, sập gụ tủ chè, tranh thơ ngự chế, đồ sành đồ sứ, đồ bạc, đồ đồng, đồ pháp lam…

Khu cổ vật Chàm 

Cuối năm 2018 vừa qua, bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã chính thức mở cửa trở lại khu cổ vật Chàm nhằm giới thiệu cho du khách những tác điêu khắc có giá trị và những gì còn sót lại dưới thời Chắm pa cổ đại. Trước đây, khu cổ vật Chàm bên là nơi lữu giữ hơn 80 hiện vật được sưu tầm ở vùng châu Ô, châu Lý thời xa xưa được khai quật trong những công trình khảo cổ học.

Vừa qua khu cổ vật Chàm này đã giới thiệu cho du khách những tác phẩm điêu khắc phần lớn có xuất xứ từ Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế xuất hiện từ thế kỉ VIII đến thể kí XV. Tại đây du khách không chỉ được tham quan mà còn được tìm hiểu cũng về lịch sử hình thành cũng như những nét đặc sắc trong văn hóa Chăm pa với những giá trị cao về tính thẩm mỹ.

Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có thể tham quan bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế một cách dễ dàng. Hy vọng với những thông tin mà chúng mình đã cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về lịch sử cũng như văn hóa dưới triều đại nhà Nguyễn. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và nhiều trải nghiệm thú vị.

>> Xem thêm: Lịch trình & Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc 2019 trọn vẹn trong 2 ngày