Blog du lịch Miền Trung Việt Nam

Cổng Ngọ Môn Huế có đẹp không? Lưu ý khi đi Ngọ Môn Huế bạn nên biết

Cổng Ngọ Môn Huế là cổng chính phía Nam của kinh thành Huế, nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc nổi tiếng mà còn là môt biểu tượng du lịch của mảnh đất cố đô. Nếu như bạn còn đang băn khoăn không biết cổng Ngọ Môn Huế có đẹp không và đi Ngọ Môn cần lưu ý gì thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm hữu ích dưới đây nhé! 

Cổng Ngọ Môn Huế có đẹp không? Khám phá kiến trúc Ngọ Môn

Ngọ Môn là một công trình kiến trúc biểu tượng cho mảnh đất cố đô Huế và có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử cũng như văn hóa của Việt Nam. Cùng chúng mình khám phá và tìm hiểu về quảng trường Ngọ Môn ở Huế nhé!

Theo như sử sách, vào năm 1833 ở Huế có một cuộc nâng cấp, tu sửa tổng thể Hoàng Cung, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Ngọ Môn. Nơi đây là cổng chính phía Nam của toàn kinh thành Huế cũng như so với ngai vàng ở điện Thái Hòa phía bên trong Hoàng Thành. Có thể nhiều người chưa biết nhưng quảng trường Ngọ Môn cũng là một trong 4 cổng thành lớn nhất ở Huế và đây cũng chính là một trong các địa điểm du lịch Huế được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích nhất.

Sở dĩ có tên là Ngọ Môn là bởi xét theo phong thủy thì nơi đây thuộc hướng “Ngọ” (Bắc – Nam) chứ không phải là được xây vào giờ Ngọ như nhiều người vẫn nghĩ. Mặc dù là cổng chính thế nhưng Ngọ Môn lại không được thường xuyên sử dụng mà chỉ được mở trong những dịp đặc biệt như lúc Vua ra vào Hoàng Thành cùng đoàn ngự giá hay khi đón tiếp những sứ thần ngoại quốc ghé tới Hoàng Cung.

Điều đặc biệt ở Ngọ Môn Huế có lẽ chính là ở kiến trúc độc đáo.  Để nói đến kiến trúc của Ngọ Môn, người Huế đã có một câu ca dao “Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, 1 lầu vàng 8 lầu xanh, 3 cửa thẳng 2 cửa quanh” . Theo như tìm hiểu thì quảng trường Ngọ Môn được chia thành hai phần chính là phần nền đài ở bên dưới và Lầu Ngũ Phụng ở phía bên trên. Nếu như quan sát bạn sẽ thấy hai phần này hoàn toàn khác nhau thế nhưng khi kết hợp lại chúng sẽ tạo nên một sự thống nhất.

Sau khi đi qua cổng Ngọ Môn bạn sẽ đến với khu Hoàng Thành và Đại Nội Huế. Nơi đây là nơi ở và làm việc của những vị vua và hoàng tộc dưới thời Nguyễn. Cùng tham khảo thêm những kinh nghiệm du lịch Đại Nội Huế để chuyến đi của bạn thêm phần trọn vẹn nhé!

Kiến trúc phần nền đài 

Có thể nói đây là phần nền đài được xây dựng đặc biệt và hùng vĩ hơn so với những nơi khác. Phần đài được xây cao hơn mặt đất khoảng 5m với tổng diện tích lên đến 1400m2. Thời xa xưa vua Minh Mạng đã lựa chọn những nguyên liệu chủ yếu như gạch vồ, vữa tam hợp, đồng thau hay đá thanh để xây đựng bức nền đài hoành tráng này.

Đứng từ xa quan sát bạn sẽ thấy quảng trường Ngọ Môn Huế có đến 5 chiếc cửa. Trong đó có 3 cửa được đặt ở giữa với tên goi lần lượt là Ngọ Môn (chính giữa), Tả Giáp Môn (bên trái) và Hữu Giáp Môn (bên phải). Ngoài 3 cửa chính ở phía trước, ở Ngọ Môn còn có them 2 cánh cửa ở hai bên với hình dáng chữ L và đỉnh cổng có hình cánh cung. Hai lối đi này có tên gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, đây là đường đi dành cho quân lính và voi ngựa theo hầu vua.

Sau khi đi qua cánh cổng Ngọ Môn du khách sẽ tiến vào bên trong là khu vực Hoàng Thành với thang ở hai bên đưa du khách lên trên nền đài. Xung quanh nơi này được bao bọc bởi hệ thống lan can được điêu khắc băng gạch hoa đúc tráng men ngũ sắc vô cùng điệu nghệ.

Bên cạnh Ngọ Môn và kinh thành cố đô Huế, ở mảnh đất này còn có rất nhiều các địa điểm du lịch khác để bạn khám phá như chùa Thiên Mụ Huế hay núi Bạch Mã Huế dành cho những ai yêu thích khám phá.

Khám phá Lầu Ngũ Phụng 

Ở phía bên trên của nền đài là lầu Ngũ Phụng. Lầu được thiết kế hình chữ U giống với phía dưới mặt bằng của nền đài và được thiết kế gồm hai tầng và hai tầng mái. Nếu như phần nền đài có phần hoành tráng và vững chắc giống như một bức tường thành thì Lầu Ngũ Phụng lại toát lên một vẻ hoành tráng, nguy nga cho cố đô.

Nếu như có dịp ghé tới đây bạn sẽ phải choáng ngợp trước một công trình kiến trúc tráng lệ với toàn bộ phần khung của lầu được làm toàn bộ bằng gỗ lim vững chãi. Nếu như quan sát kĩ bạn sẽ thấy toàn bộ lầu Ngũ Phụng này có tới 100 cây cột và được chia đều cho hai bên trong đó có tới 48 cây cột xuyên suốt 2 tầng lầu này.

Đặc biệt nhất ở lầu Ngũ Phụng này không chỉ là kiến trúc ở bên trong mà phải nhắc tới hệ thống mái tầng được thiết kế bao phủ toàn bộ Ngọ Môn Huế. Nếu như tầng mái dưới thường có tác dụng giúp che nắng che mưa thì phần mái của tầng lầu phía trên lại được thiết kế và xây dựng có phần phức tạp hơn rất nhiều. Hệ thống mái được chia thành 9 bộ mái trong đó mái chính giữa được xây cao hơn và được làm từ ngói hoàng lưu ý còn 8 phần mái còn lại thiết kế thấp và được lợp bằng ngói thanh lưu ly.

Có lẽ vì là một công trình kiến trúc ở ngay bên ngoài của Hoàng Thành chính vì vậy mà vua Minh Mạng thường rất chú trọng đến từng chi tiết. Từ hệ thống hành lang cho tới các bờ nóc, hồi mái đều được trang trí bằng hao văn điêu khắc một cách vô cùng tinh xảo. Ở phía dưới lầu dưới có hai lầu mang tên Tả Dực Lâu và Hữu Dực Lâu. Phần lầu ở ngữa là nơi vua ghé tới mỗi khi dự lễ chính vì vậy mà kiến trúc ở bên trong cũng như bên ngoài có nhiều sự khác biệt.

Ở phía bên lầu trên ở chính giữa là hệ thống cửa thượng với nhiều cửa sổ được thiết kế với vô vàn hình thù khác nhau. Để đi lên phía lầu trên bạn sẽ phải di chuyển bằng thang gỗ, tuy nhiên lầu ở phía trên thường ít được sử dụng hơn mà thay vào đó chúng chỉ giúp mang lại tính thẩm mỹ cho quảng trường Ngọ Môn Huế mà thôi.

Mặc dù trải qua nhiều năm thang trầm, chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử thế nhưng nơi đây vẫn còn giữ nguyên được những nét kiến trúc từ thời sơ khai. Ngọ Môn không chỉ là một biểu tượng của mảnh đất cố đô mà nơi đây còn là biểu tượng cho trình độ xây dựng thời bấy giờ. Ngọ Môn là sự kết hợp khéo léo và nhuần nhuyễn giữa nhiều nguyên liệu trong và ngoài nước, giữa những người thợ và người nghệ nhân tài ba tạo nên một công trình trong suốt nhiều thế kỉ. Quả thưc Ngọ Môn chính là biểu tượng cho kiến trúc dưới triều Nguyễn và đậm đà bản chất dân tộc và vương triều phong kiến. 

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành Huế 2019 từ A-Z

Lưu ý khi đi Ngọ Môn Huế

Ở Huế thường tổ chức Festival Huế vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm chính vì vậy mà thời điểm này du khách thường ghé tới đây rất nhiều. Đây cũng là thời điểm mà ở Huế cũng như phía quảng trường Ngọ Môn ở Huế thường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu như bạn đi du lịch Huế vào thời điểm này thì nên có kế hoach từ sớm bởi các khách sạn, nhà nghỉ tại đây thường xuyên trong tình trạng kín phòng, giá dịch vụ cũng sẽ tăng cao hơn đó!

Để vào tham quan Ngọ Môn bạn sẽ phải mua vé vào cổng ở phía bên ngoài của đại nội. Mỗi người nên cầm trong tay để tiện cho việc kiểm soát.

Khi vào tham quan Ngọ Môn bạn nên ăn mặc lịch sự, không mặc áo sát nách hay quần áo ngắn, nhất là khi tham quan những nơi thờ tự giữ yên tĩnh trong cung điện và những nơi tôn nghiêm. Cấm quay phim, chụp ảnh trong nội thất.

Không mang theo chất nổ, chất dễ cháy. Cấm hút thuốc khi vào bên trong cung điện hay những nơi thờ tự.

Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về cổng Ngọ Môn Huế, hy vọng với những thông tin mà chúng mình đã cung cấp sẽ giúp bạn có được một chuyến đi vui vẻ và nhiều trải nghiệm thú vị nhất.

>> Xem thêm: Lịch trình & Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc 2019 trọn vẹn trong 2 ngày

Đỗ Trần Hà My, sinh ra và lớn lên tại Huế, từng làm hướng dẫn viên du lịch chuyên tour Hà Nội, Sài Gòn đi Huế. Hiện mình đã nghỉ và làm viết bài cho Wolverineair. Hãy đọc và chia sẻ những bài viết về kinh nghiệm du lịch Huế cho Hà My nhé.

Comments are closed.