Sân bay Nội Bài là sân bay lớn nhất ở Miền Bắc và là nơi tiếp đón hàng nghìn du khách di chuyển bằng hàng không mỗi ngày. Nơi đây sở hữu diện tích rộng lớn vì thế với những ai lần đầu đặt chân tới sẽ cảm thấy rẫt bỡ ngỡ. Để giúp bạn có thể di chuyển nhanh chóng và không bị lạc ở sân bay, trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu sơ đồ sân bay Nội Bài nhà ga T1 (quốc nội) và nhà ga T2 (quốc tế) đầy đủ và chi tiết cho du khách! 

Thời gian trước đây sân bay Nội Bài chỉ có 1 nhà ga duy nhất. Song vì nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao chính vì vậy mà khoảng thời gian trở lại đây đã có thêm một sân bay Nội Bài mới là nhà ga T2 chuyên cho những chuyến bay quốc tế, còn sân bay cũ được dùng cho những chuyến bay trong nước (nhà ga T1). Trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu sơ đồ chi tiết từng nhà ga để bạn dễ dàng hơn khi di chuyển.

Sơ đồ nhà ga T1 sân bay Nội Bài (quốc nội)

Nhà ga T1 Nội Bài là nơi dành cho những chuyến bay nội địa trong nước gồm các hãng hàng không của Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet Airlines, Bamboo Airway và Jetstar. Nếu như bạn có những chuyến bay đến các tỉnh thành trong nước thì sẽ phải làm các thủ tục nhà nhà ga này!

  • Khu vực tầng 1: Nơi hành khách đến lấy hành lý kí gửi

Tầng 1 của nhà ga T1 Nội Bài là nơi các hành khách ghé tới lấy hành lý ký gửi sau khi chuyến bay hạ cánh. Sau khi lấy hành lý du khách có thể di chuyển đến các cửa để ra ngoài bên ngoài đón xe di chuyển rời khỏi sân bay.

Ở khu vực tầng 1 của sân bay Nội Bài này cũng có rất nhiều các quầy dịch vụ khác nhau cho du khách lựa chọn như nhà hàng, quầy ăn uống, máy ATM. giao dịch ngân hàng. Tại đây cũng là nơi mà bạn có thể tìm những hành lý thất lạc của mình tại tầng 1 này!

  • Khu vực tầng 2: Nơi hành khách làm thủ tục hàng không

Các xe di chuyển đến sân bay Nội Bài sẽ dừng cho bạn tại khu vực tầng 2 của sân bay. Đây cũng là nơi để bạn có thể làm các thủ tục hàng không bắt buộc trước khi bắt đầu chuyến bay của mình. Khi xe bắt đầu đến sân bay bạn có thể bảo tài xế dừng tại cổng của hãng hàng không mà mình bay để rút ngắn thời gian di chuyển.

Sau khi tìm được quầy hàng không của mình bạn tiến hành thủ tục check in để lấy vé máy bay và cân hành lý kí gửi và xách tay. Rồi tiếp tục di chuyển vào bên trong để làm các thủ tục ở quầy an ninh. Nếu như không biết rõ sơ đồ sân bay Nội Bài bạn có thể hỏi nhân viên sân bay nhé! Quầy làm thủ tục sẽ mở cửa trước thời gian cất cánh 2h và đóng lúc 30ph trước thời gian cất cánh dự định chính vì vậy mà bạn nên đến trước giờ bay ít nhất 60 phút để kịp hành trình của mình.

Sau khi tiến hành và làm xong các thủ tục cần thiết bạn di chuyển ra đường bay. Hãy nhìn thật kĩ cổng, đường bay được in trên vé máy bay để đi ra đúng hướng nhé! Từ đây có thể ngồi chờ đến giờ bay. Ở khu vực ngồi chờ này sẽ có những quầy ăn uống, nhà hàng, quầy đổi tiền và khu mua sắm cho các bạn lựa chọn. Tuy nhiên giá tại đây thường cao hơn rất nhiều so với ở bên ngoài.

  • Khu vực tầng 3: khu văn phòng 

Khu vực tầng 3 của nhà ga T1 sân bay Nội Bài là nơi dành cho khu văn phòng làm việc. bên cạnh đó tại đây cũng có một khu vực phòng chờ sân bay dành cho khách VIP. Trên tầng 3 này cũng có những quầy dịch vụ, mua sắm và nhà hàng, quầy cafe để du khách cũng như nhân viên sân bay lựa chọn.

  • Khu vực tầng 4: khu nhà hàng 

Tầng 1 và cũng là tầng cao nhất của sơ đồ sân bay Nội Bài. Đây là khu vực các nhà hàng, quán cafe, giải khát cho du khách có thể nghỉ chân và thưởng thức những món ăn ngay tại bên trong khuôn viên của sân bay Nội Bài.

Nhìn chung, diện tích của nhà ga T1 sân bay Nội Bài không quá lớn chính vì vậy mà bạn có thể dễ dàng di chuyển cũng như tìm kiếm. Nếu không cầm trong tay bản đồ sân bay Nội Bài thì bạn có thể để ý trên các biển chỉ dẫn hoặc hỏi những nhân viên tại sân bay để họ hướng dẫn cho bạn nhé!

Có thể bạn không biết nhưng sân bay Nội Bài là một trong các sân bay ở Việt Nam lớn và hiện đại nhất và có những đường hàng không của nhiều hãng sân bay quốc tế trên thế giới để bạn lựa chọn.

Sơ đồ nhà ga T2 Nội Bài (quốc tế)

Nhà ga T2 sân bay Nội Bài là nơi dành cho những chuyến bay đi nước ngoài. Nơi đây mới được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2015 với diện tích khoảng 115.000m2. Bên cạnh các hãng hàng không của Việt Nam thì tại đây còn có những đường bay của các hãng hàng không nước ngoài khác. So với nhà ga T1 thì quy mô cũng như diện tích của nhà ga T2 thường lớn hơn hẳn chính vì vậy mà với những ai lần đầu tới đây sẽ cảm thấy lúng túng nếu như không có sơ đồ sân bay Nội Bài trong tay.

  • Khu vực tầng 1: Nơi khách đến lấy hành lý ký gửi và làm thủ tục thông quan

Sau khi chuyến bay hạ cánh và làm đầy đủ các thủ tục nhập cảnh thì bạn di chuyển xuống tầng 1 để lấy hành lý ký gửi rồi đi qua cổng hải quan kiểm tra. Sau đó sẽ ra khu vực sảnh chờ – đây cũng là nơi đón người thân ở sân bay Nội Bài hay đón khách quốc tế tại sân bay Nội Bài.

Để di chuyển ra khỏi sân bay bạn đi theo hướng ra cổng sảnh A1 và A2 rồi ra bên ngoài để bắt xe. Các địa điểm chờ này đều được đánh số rất chi tiết do vậy bạn chỉ cần liên hệ với đón vị trí cụ thể là được. Ở giữa hai cửa ra vào A1 và A2 là khu vực quầy miễn thuế và các cửa hàng mua sắm, ăn uống, dịch vụ tiện lợi tạo điều kiện cho những hành khách muốn mua sắm hay ăn uống khi xuống sân bay.

  • Khu vực tầng 2: Nơi làm thủ tục nhập cảnh và kiểm dịch y tế 

Đây là khu vực sảnh Arrival (sảnh bay đến). Sau khi máy bay hạ cánh du khách sẽ di chuyển đến khu vực tầng 2 để làm thủ tục nhập cảnh ở các khoang an ninh sân bay. Đây cũng là khu vực phòng chờ dành cho những hành khách có chuyến bay Transit (bay nối chuyến) và khu vực cấp thị thực (Visa).

Sau khi làm đầy đủ các thủ tục nhập cảnh bạn di chuyển ra thang máy để xuống tầng 1 lấy hành lý kí gửi và ra ngoài sảnh bắt xa ra về.

  • Khu vực tầng 3: Nơi làm thủ tục xuất cảnh 

Theo như sơ đồ sân bay Nội Bài, tầng 3 của nhà ga T2 là khu vực sảnh đi (Departures). Du khách khi đến sân bay quốc tế Nội Bài sẽ vào lên tầng 3 để làm thủ tục hàng không. Các quầy thủ tục tại đây sẽ mở cửa trước 2 giờ khi máy bay cất cánh (các chuyến bay đêm sẽ mở trước 3 giờ).

Tại sảnh công cộng này sẽ có 4 đảo làm thủ tục A/B, C/D, E/F, G/H (mỗi đảo có 24 quầy). Để biết được chuyến bay của mình làm thủ tục check in ở đảo nào bạn có thể tra trên bảng thông tin chuyến bay ở ngay gần bên ngoài cửa ra vào. Các hãng hàng không Vietnam Airlines ở các đảo E/F, G/H còn các hãng hàng không khác: các đảo A/B, C/D. Quầy Refunt & Immigrations nằm đối diện cột G tầng 3.

Sau khi làm thủ tục check in và cân hành lý bạn di chuyển ra cổng ra máy bay. Cổng từ 20 đến 29 nằm ở sảnh B, cổng từ 29 tới 36 nằm ở sảnh A. Cổng ra máy bay sẽ được in trên vé máy bay do vậy bạn có thể di chuyển môt cách dễ dàng. Sau khi vào bên trong bạn sẽ đi qua cổng để làm thủ tục xuất cảnh. Khi qua đây bạn xuất trình hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân khác để nhân viên an ninh kiểm tra.

Tiếp tục bạn sẽ đến khu vực kiểm tra an ninh hàng không. Hành khách khi đi qua cổng từ cần tháo bỏ những vật dụng như thắt lưng, điện thoại, ví tiền… và hành lý xách tay để đi qua máy soi chiếu. Sau khi kiểm tra xong thì di chuyển qua phòng chờ để chờ đến giờ bay.

Cửa ra tàu bay từ số 20 đến số 28 nằm phía bên phải của nhà ga. Số 29, 30 nằm ở khu vực trung tâm của nhà ga. Còn cửa ra tàu bay từ số 31 đến số 36 nằm ở phía bên trái của nhà ga. Tại khu vực này cũng có rất nhiều các cửa hàng, quán ăn và các quầy dịch vụ khác cho du khách lựa chọn đó!

  • Khu vực tầng 4: Khu vực phòng chờ khách VIP, Thương gia. Khu vực văn phòng

Tầng 4 của nhà ga quốc tế Nội Bài là khu vực nhà hàng, quán ăn và phòng chờ dành cho khách VIP và khách có vé máy bay khoang Thương gia nghỉ ngơi trước khi di chuyển ra tàu bay.

Một số lưu ý khác 

  • Cách di chuyển trong sân bay

Ở sân bay Nội Bài có 3 phương tiện công cộng di chuyển tại đây là xe bus, xe điện và xe bus mini. Để di chuyển từ nhà ga T1 san nhà ga T2 sân bay Nội Bài bạn có thể lựa chọn đi bằng xe bus miễn phí. Từ nhà ga T1 bạn di chuyển ra điểm chờ 15 ở tầng 1 để đợi xe bus. Các chuyến xe bus này di chuyển trong khoảng từ 10 – 15 phút, mỗi chuyến cách nhau khoảng chừng 15 phút.

Nếu muốn di chuyển đến các địa điểm trong cùng nhà ga (phạm vi bán kính 3km) bạn có thể lựa chọn đi bằng xe điện với giá 7.000đ/lượt. Còn muốn di chuyển về trung tâm thành phố thì có thể đi bằng xe bus công cộng hoặc xe taxi…

  • Sân bay Nội Bài có chỗ gửi xe máy không? 

Hiện nay ở sân bay Nội Bay có chỗ để gửi xe tuy nhiên giá gửi xe tại đây thường rất cao, chính vì vậy mà nhiều người thường lựa chọn gửi xe máy tại những địa điểm gửi xe ở xung quanh. Một vài địa chỉ gửi xe máy uy tín gần sân bay Nội Bài như: bãi xe Trần Anh (cách Nhà Ga T1, T2 sân bay Nội Bài khoảng 500m, có xe đưa ra sân bay miễn phí), bãi đỗ xe Phương Nam cách sân bay khoảng 300m…

Trên đây là tổng hợp những thông tin và sơ đồ sân bay Nội Bài chi tiết từng nhà ga. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có thể di chuyển tại sân bay một cách thuận tiện và nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến chuyến bay của mình!

>> Xem thêm: Sân bay Nội Bài ở đâu? Những điều cần biết về sân bay Nội Bài: địa chỉ, số điện thoại, diện tích….